Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Hướng dẫn trồng cây xương rồng

Hướng dẫn trồng cây xương rồng


Nguồn gốc và đặc điểm chung: Xương rồng là tên chung chỉ các cây thực vật trong họ Cactaceate, với hàng trăm loài và hàng nghìn giống khác nhau về kích thước, hình dáng;
có nguồn gốc từ các vùng sa mạc khô hạn với một số đại diện khá phổ biến là xương rồng bà, xương rồng khế, xương rồng diệp long, càng cua, cây quỳnh... Cần phân biệt cây xương rồng tàu hay xương rồng rắn có thân vuông, có lá nhỏ và gai, hoa đỏ nhỏ cũng được gọi là xương rồng nhưng lại thuộc họ thầu dầu không phải họ xương rồng Cactaceae.
Đặc điểm chung của các cây trong họ Cactaceate là có thân mọng nước đặc trưng kiểu thực vật sa mạc. Thân chúng rất phát triển và đạt các kích thước khác nhau, kiểu dáng khác nhau (tùy theo đó mà có tên gọi đặc trưng cho từng giống). Lá của chúng bị tiêu biến trở thành vảy nhỏ hoặc biến thành các gai trên thân. Ra hoa ở các nách lá và có hoa đẹp.


Gieo trồng

  Chuẩn bị gieo hạt:
Cần làm ẩm đất trước khi gieo, nhưng tuyệt đối không được để đọng nước. Rải hạt đều trên mặt đất và chú ý phủ thêm 1 lớp đất mỏng lên trên nhé! Không phủ quá nhiều đất cây sẽ khó nảy mầm.

  - Phủ màng bọc thực phẩm lên trên (không quá kín) và đưa ra nơi ấm áp, có ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng là từ 21-24 độ C. Bạn có thể cho khay gieo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 4-5 tiếng/ngày.


CHĂM SÓC:
1. Hạt xương rồng thường nảy mầm và phát triển khá chậm (gần 1 tháng). Khi thấy 1 vài gai bé xíu tủa ra, bạn có thể tháo bỏ màng bọc thực phẩm cho cây sinh trưởng. Giai đoạn này bạn cần chú ý là khi bỏ màng bọc, hơi nước sẽ bay nhanh hơn, đất nhanh khô, bạn cần tưới nhiều hơn, nhưng không được để nước đọng, chỉ vừa đủ ẩm.

Đất để trồng cây trong họ Cactaceate không nên chọn các đất chặt, bí khó thoát nước và hay bị ngập, úng. Nếu trồng trong chậu cần trồng trên đất nhẹ, dưới đáy có lớp sỏi đá để thoát nước tốt. Đất kiềm không hợp với xương rồng.



2. Bạn nên tách riêng từng cây con trồng theo chậu, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh hơn.

3. Sau khi thay chậu hoặc tách cây con, bạn nên để cây vào nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng 2-3 tuần khi rễ cây bám chắc hơn, bạn có thể chuyển cây ra ánh nắng.

4. Nhớ tưới nước thường xuyên cho cây. Xương rồng chậu không như xương rồng sa mạc, chúng cần nước để sinh trưởng và phát triển.

5. Bón phân 1 lần/ tháng nếu bạn muốn cây phát triển nhanh hơn.

Ngoài biện pháp gieo hạt, các cây trong họ Cactaceate được nhân giống dễ dàng bằng giâm các đoạn thân, cành của cây. Khi giâm cành hay thân cần chú ý để các vết cắt tách từ thân khô nhựa hoặc tạo mô sẹo mới đem giâm xuống nền giâm và hạn chế tưới nước cho cành giâm này.



KHẮC PHỤC SÂU BỆNH:
1. Bệnh phổ biến ở xương rồng là bị thối úng, tưới nước quá đà. Nên hạn chế tưới nước và cắt bỏ những phần bị úng.
2. Khi cây nhợt nhạt, ốm yếu, màu không đều và èo uột nghĩa là nó thiếu nắng. Hãy cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn, cây sẽ chóng khỏe trở lại.
3. Không cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi phun thuốc trừ sâu. Điều này có thể làm cây bị cháy nắng.
4. Gốc cây có thể phình ra và bị nâu đỏ thay vì màu xanh thông thường. Điều này hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải làm gì cả!

Chúc các bạn có những chậu cây xương rồng thật đẹp!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét