Kỹ thuật trồng Hoa cúc.
Về Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
Nhiệt độ: Cúc ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15-200C (thích hợp với vụ thu đông), một số giống chịu nhiệt cao hơn (30-350C). Ánh sáng: Cúc được xếp vào loại cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng là 11 giờ ánh sáng/ngày chất lượng hoa Cúc tốt nhất. Ẩm độ: Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Độ ẩm đất thích hợp từ 60-70%.
Đặc điểm thực vật học của hoa Cúc:
Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển theo chiều ngang ở tầng đất mặt từ 5-20cm.
Thân: Cây thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy, cây dạng đứng hoặc bò.
Lá: Lá đơn, không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim. Trên một thân cây Cúc có từ 30-50 lá.
Hoa: Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại tạo thành một bông hoa. Đường kính bông hoa phụ thuộc vào giống: Giống hoa to có đường kính 10-12cm, loại trung bình: 5-7cm và loại nhỏ từ 1-2cm.
I. GIEO HẠT
1. Chọn hạt hoa. Vụ hè từ tháng 6-8, thu đông từ tháng 10-12
2. Chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất phù sa mới, bề mặt phẳng, thoát nước tốt. Có thể trộn 4 phần đất, 2 phần cát, 2 phần phân bón. Chú ý thoát nước tốt.
3. Gieo hạt vào khay.
4. Tưới đất ẩm, nhưng ko quá sũng nước. Nên dùng bình xịt, tưới phun sương nhẹ nhàng.
5. Rải đều hạt giống trên bề mặt. Chú ý ko cần phủ thêm đất lên trên. Vì hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
6. Tưới phun sương nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng. Chú ý ko để mưa tạt, tưới quá sũng nước.
7. Bọc khay gieo bằng miếng bọc thực phẩm để tạo hiệu ứng như trong lồng kín, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm.
8. Cho khay ra nơi đủ ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
9. Giữ hạt luôn ẩm và bỏ miếng bọc khi hạt đã nảy mầm. Hạt có thể nảy mầm bất kỳ lúc nào trong khoảng từ 7-28 ngày.
10. Chuyển cây ra đất hoặc chậu lớn hơn:
- Cuốc kỹ đất vườn và loại bỏ bất kỳ đá sỏi cứng.
- Tạo ra một lỗ đủ sâu để rễ sẽ được bao phủ hoàn toàn.
- Bón lót phân hữu cơ hoặc phân chuồng; cúc đóa cần đất giàu dinh dưỡng.
- Đổ đầy nước vào hố và đợi nước thoát hết
- Đặt các cây con của bạn trong các lỗ.
- Nhẹ nhàng phủ đất xung quanh và đè chặt xuống.
- Tưới nước một lần nữa và giữ ẩm cho cây suốt mùa.
1. Chọn hạt hoa. Vụ hè từ tháng 6-8, thu đông từ tháng 10-12
2. Chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất phù sa mới, bề mặt phẳng, thoát nước tốt. Có thể trộn 4 phần đất, 2 phần cát, 2 phần phân bón. Chú ý thoát nước tốt.
3. Gieo hạt vào khay.
4. Tưới đất ẩm, nhưng ko quá sũng nước. Nên dùng bình xịt, tưới phun sương nhẹ nhàng.
5. Rải đều hạt giống trên bề mặt. Chú ý ko cần phủ thêm đất lên trên. Vì hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
6. Tưới phun sương nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng. Chú ý ko để mưa tạt, tưới quá sũng nước.
7. Bọc khay gieo bằng miếng bọc thực phẩm để tạo hiệu ứng như trong lồng kín, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm.
8. Cho khay ra nơi đủ ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
9. Giữ hạt luôn ẩm và bỏ miếng bọc khi hạt đã nảy mầm. Hạt có thể nảy mầm bất kỳ lúc nào trong khoảng từ 7-28 ngày.
10. Chuyển cây ra đất hoặc chậu lớn hơn:
- Cuốc kỹ đất vườn và loại bỏ bất kỳ đá sỏi cứng.
- Tạo ra một lỗ đủ sâu để rễ sẽ được bao phủ hoàn toàn.
- Bón lót phân hữu cơ hoặc phân chuồng; cúc đóa cần đất giàu dinh dưỡng.
- Đổ đầy nước vào hố và đợi nước thoát hết
- Đặt các cây con của bạn trong các lỗ.
- Nhẹ nhàng phủ đất xung quanh và đè chặt xuống.
- Tưới nước một lần nữa và giữ ẩm cho cây suốt mùa.
Về kỹ thuật Chăm sóc:
+ Tưới nước: Phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm đất là 70-75%.
+ Bón phân:Ngoài lượng phân bón lót cho Cúc trước khi trồng phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây.
- Dùng phân hữu cơ ngâm ủ sau đó hòa loãng với nước và cho thêm phân hóa học vào để tưới thúc cho Cúc: Theo tỷ lệ 1:3 + 50g đạm urê tưới vào gốc cây. Sau khi tưới xong tưới lại bằng nước lã để rửa những giọt phân bám dính đọng lại trên lá cây.
+ Làm cỏ, vun xới:Khi cây mọc khỏi mặt đất vun xới nhẹ, sau trồng 40 ngày ngừng xới xáo.
+ Tỉa cành, bấm nụ: Với Cúc thu hoạch 1 bông/cây cần thường xuyên tỉa cành nhánh và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
+ Làm cọc, giàn: Khi Cúc cao 25 cm làm giàn giữ cây. Có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây ni lông, hoặc dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ 1-3 cây, nâng dần lưới lên theo độ lớn của cây để cây không ngả nghiêng.
+ Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để điều tiết sinh trưởng của cây và điều khiển nở hoa theo ý muốn bằng các biện pháp: Chiếu sáng bổ sung; tăng, giảm nhiệt độ hoặc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng như: GA3, C sủi ...
Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu chính hại Cúc:
Rệp muội: Rệp chích hút dịch cây làm cho cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, thui nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25 EC, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Bassa 0,1-0,15%.
Sâu xanh: Sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.
Sâu khoang: Ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt, diệt sâu, ngắt ổ trứng... lựa chọn một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95P nồng độ 0,1%, Sumicidin 0,1-0,15%...
* Bệnh hại hoa Cúc:
Bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại: Hầu hết các bệnh trên cây Cúc là do nấm hại gây nên như: Bệnh đốm lá, bệnh thối rễ... Cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.
Ngoài ra do tác động của chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân...
Thu hoạch:
Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước vào gốc để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét